Cập nhật những quy định mới nhất về quản lý thuế, chính sách tài chính
Thuế là một nguồn thu lớn của mỗi đất nước. Công dân chúng ta có nghĩa vụ và trách nhiệm nộp thuế. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp, nguồn nộp thuế có ảnh hưởng rất lớn đối nhà nước. Đây là nguồn thu thuế lớn nhất của nước ta. Nguồn thu thuế cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến với các ngân hàng. Những quy định về thu thuế sẽ tác động đến các chính sách vay vốn tại ngân hàng. Không ít những doanh nghiệp đang “lách luật” để trốn thuế.
Để tránh thất thu từ nguồn thu thuế; chính phủ vừa mới ban hành một loạt các nghị định liên quan đên truy thu thuế. Vậy liệu những ngành nào sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên? Các ngân hàng sẽ có động thái gì? Các bạn hãy cập nhật ngay trong bài dưới đây do chúng tôi tập hợp lại. Những thông tin đều dựa trên những nguồn đáng tin cậy. Hãy theo dõi để cập nhật những chính sách về truy thu thuế mới ban hành nhé!
Trốn thuế sẽ bị phạt tiền từ 1 – 3 lần số thuế trốn
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định xử phạt hành chính về thuế, hóa đơn, trong đó quy định phạt tiền từ 1 đến 3 lần số thuế trốn đối với hành vi trốn thuế.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 05/12/2020.
Tiêu chí khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo quý
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, trong đó quy định tiêu chí khai thuế theo quý đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 05/12/2020.
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Trong đó, Nghị định quy định phạt tiền từ 8 – 12 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/12/2020.
Quy định mới về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Nghị định quy định cụ thể về xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Trong đó nêu rõ tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết: Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/12/2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020.
Quản lý thuế, sử dụng kinh phí phục vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 85/2020/TT-BTC;, quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động của ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp. Kinh phí thực hiện gồm 2 nguồn, ngân sách nhà nước và kinh phí khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 26/12/2020.
Sửa đổi một số quy định đối với doanh nghiệp bảo hiểm
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2020/QĐ-BTC ngày 11/11/2020 sửa đổi; bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Luật Sửa đổi; bổ sung một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm;
Thông tư số 105/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức kinh doanh chứng khoán; quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm;
Thông tư số 195/2014/TT-BTC ngày 17/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm;
Thông tư số 115/2014/TT-BTC ngày 20/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm; quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản
Bãi bỏ một số thông tư
Bãi bỏ Thông tư số 116/2014/TT-BTC ngày 20/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bảo hiểm theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản và Thông tư số 43/2016/TT-BTC ngày 03/3/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi điều 5 Thông tư số 116/2014/TT-BTC ngày 20/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề về tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bảo hiểm theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 26/12/2020.
Quy định các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 90/2020/TT-BTC; quy định các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính; người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Nguồn: Tapchitaichinh.vn