Bất chấp dịch bệnh, mua sắm Tết vẫn diễn ra nhộn nhịp
Những dịp Tết đến, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Ngay từ những ngày đầu năm mới Tết dương lịch, con số hàng tiêu dùng đã tăng độ biến. Theo ghi nhận của phóng viên tại các siêu thị, trung tâm thương mại tại Hà Nội; lượng người mua tăng gấp nhiều lần so với ngày thường. Chị Hằng (quận Hoàng Mai) ” Từ ngay có dịch đến giờ, đây là lần đầu tiên tôi thấy siêu thị đông người như này. May mà siêu thị vẫn bắt đeo khẩu trang chứ không cũng rất nguy hiểm”. Mọi hoạt động kiểm soát dịch vẫn được các trung tâm thương mại và siêu thị đảm bảo an toàn. Mua sắm tết năm nay được đánh giá là diễn ra sớm hơn. Mọi người bắt đầu chuẩn bị tết từ sớm.
Các mặt hàng tiêu dùng hằng ngày được mua nhiều hơn. Mặc dù thế, các siêu thị đều có kế hoạch chuẩn bị tốt cho phục vụ cho người tiêu dùng. Không có tình trạng hết hàng hay thiếu hàng. Các kệ hàng được làm đầy liên tục. Với hi vọng sang năm 2021 thị trường ổn định trở lại hơn, mọi người đều có niềm tin vào thị trường mới tốt đẹp hơn.
Bất chấp dịch bệnh, mua sắm Tết vẫn diễn ra nhộn nhịp
Tại Hà Nội, đại diện Sở Công Thương cho biết, thành phố đã chuẩn bị hơn 290.000 tấn gạo cho 3 tháng cuối năm và dịp Tết, trong đó, tỷ lệ đáp ứng của địa phương là khoảng 58%, lượng thiếu hụt được liên kết với các tỉnh thành khác và nhập khẩu.
Một mặt hàng thiết yếu khác là thịt lợn, đã từng tạo nên cơn sốt về giá do thiếu nguồn cung trong năm vừa qua thì cũng đã sớm được lên kế hoạch chuẩn bị với khoảng 57.000 tấn, còn với mặt hàng rau củ dự trữ cũng cán mốc là 315.000 tấn. Tổng lượng hàng hoá chuẩn bị phục vụ cho dịp Tết của toàn thành phố tăng khoảng 5% so với cùng kỳ.
Sự chuẩn bị từ sớm được kỳ vọng sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm trong dịp Tết của người dân thủ đô, cùng với đó, các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ cũng đang tích cực triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, kích cầu mua sắm trong dịp này.
Đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng Tết
Theo khảo sát tại các hệ thống siêu thị lớn, hàng Việt đến nay đã chiếm tỷ lệ cao trên 90% trên kệ hàng, và trong mùa sắm Tết năm nay, nhiều nhà bán lẻ tiếp tục cơ cấu tăng tỷ lệ hàng nội địa.
Bên cạnh đó, theo Sở Công Thương Thành phố Hà Nội, hiện đã có 25 đơn vị sản xuất, kinh doanh của thành phố và các tỉnh tham gia chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu thông qua hơn 12.000 điểm bán, giúp ổn định giá và kích cầu mua sắm mạnh mẽ qua các hoạt động.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh; gần 20.000 tỷ đồng là tổng giá trị hàng hóa mà các doanh nghiệp tại đây đã chuẩn bị để phục vụ mùa Tết năm nay; tăng 15% so với năm trước, trong đó; chủ yếu vẫn là hàng bình ổn giá. Mặt bằng chung; giá hàng tết tương đối ổn định. Đối với nhóm mặt hàng bình ổn; các doanh nghiệp cam kết ổn định giá; không tăng giá bán trong 1 tháng trước tết và 1 tháng sau tết; khuyến mãi giảm giá sâu 2 ngày cận tết.
Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá; dù có nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá cả nhưng các doanh nghiệp bình ổn vẫn chủ động nguồn hàng; không còn tình trạng tăng giá bất hợp lý, đầu cơ găm hàng, khan hiếm giả.
Nguồn: Vtv.vn