Những quy tắc tiêu dùng thông minh trong cuộc sống hiện đại

Những quy tắc tiêu dùng thông minh trong cuộc sống hiện đại

Tiêu dùng luôn gắn liền với cuộc sống hiện đại. Chúng ta đều cần phải trao đổi mua bán hàng ngày để duy trì cuộc sống và phát triển nền kinh tế xã hội. Nhưng trên thực tế, dù bạn có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong tiêu dùng, thì mỗi ngày thị trường lại cho ra đời nhiều điều mới lạ mà nếu bạn không kịp thích nghi thì sẽ gặp những rắc rối không hề nhỏ. Bạn có thật sự đang tiêu dùng đúng cách? Số tiền bạn dùng cho việc mua sắm đã hợp lí và tiết kiệm đã thật sự hiệu quả hay chưa? Hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn trở thành những người tiêu dùng thông minh bằng một số quy tắc sau đây, hy vọng sẽ có thể giúp ích cho bạn!

Đầu tư thông minh nhất là cho bản thân

Đầu tư cho bản thân chính là cách đầu tư khôn ngoan nhất, và càng sớm nhận ra điều này chừng nào; bạn sẽ thấy cuộc sống của mình trở nên dễ thở hơn chừng đó.

quy tắc

Nhưng đầu tư cho bản thân là như thế nào? Dĩ nhiên rồi, đó là học hỏi và trải nghiệm. Không nhất thiết phải cố gắng kiếm lấy một tấm bằng, mà hãy trau dồi bất kỳ thứ gì bạn cảm thấy thích. Mua một cuốn sách và đọc nó – đó là đầu tư! Chi tiền cho một khóa học online, đó cũng là đầu tư. Đầu tư cho bản thân càng nhiều, bạn sẽ thấy giá trị của chính mình tăng cao; nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay.

Tuân thủ định luật: “3 số 8”

Tiêu dùng thông minh là phải làm sao để tận dụng thời gian cho thật hợp lý. Và cách để có được điều này chính là định luật “3 số 8”.

quy tắc

Về cơ bản, chúng ta làm việc 8h mỗi ngày, ngủ 8h mỗi đêm, và có 8h cho những việc riêng. 8h làm việc đổi lấy 8 tiếng đi ngủ. Vậy nên, trau dồi bản thân tốt hơn hoàn toàn nằm ở việc sử dụng hiệu quả 8h còn lại. Hãy tận dụng tốt nó, đầu tư vào những thứ mang lại hiệu quả dài hạn; như học thêm kiến thức mới, kỹ năng mới… thay vì lên YouTube xem video giải trí.

Cẩn trọng khi cho vay tiền

Ai cũng vậy, chúng ta đều có những mối quan hệ thân thiết – có thể là bè bạn, người thân trong gia đình… Và chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn cho họ mượn tiền nhỉ? Họ sẽ trả lại thôi, đúng không?

Chưa chắc đâu! Thực tế đôi khi sẽ diễn ra theo những cách hoàn toàn khác; đặc biệt là trong bối cảnh chúng ta và đa số gặp khó khăn về tài chính. Có những người chỉ mong bạn quên khoản nợ đó đi, số khác thì muốn quỵt; và một số trường hợp chẳng có khả năng chi trả.

quy tắc

Vấn đề nằm ở chỗ bạn không nhất thiết phải hào phóng như vậy. Và dù vì lý do gì, việc cho mượn tiền hoàn toàn có thể dẫn đến chuyện tiền mất; bạn cũng… toang, nên hãy thật cẩn trọng trước khi đưa tiền cho bất kỳ ai.

Quy tắc 24h

Khi đi shopping – dù là online hay trực tiếp, chúng ta luôn bị chi phối bởi cảm xúc. Bạn có thể thích một đôi giày và cảm thấy sẵn sàng chi nửa tháng lương để sở hữu nó. Mà kể cả khi là những thứ nhỏ nhặt, vì chúng quá nhỏ mà bạn chi không thấy tiếc; để rồi khi nhiều thứ cộng dồn lại, túi rỗng lúc nào không hay. Cách tiết kiệm đúng nhất không phải là ngừng chi tiêu, mà cần phải “tiêu đúng”; tiêu thông minh. Đây là lúc quy tắc 24h tỏ ra hữu ích.

24h

Trước khi mua bất kỳ thứ gì, hãy đợi đến ngày hôm sau. Sau 1 ngày, cảm xúc của bạn sẽ trở nên tĩnh lặng, và bạn sẽ tự hiểu bản thân có cần món đồ ấy thực sự hay không. Tin tôi đi, đa số các trường hợp sẽ là không!

Tập thói quen so sánh trước khi mua

Tập thói quen so sánh trước khi mua

Chẳng hạn, bạn thấy một chiếc áo len tuyệt đẹp ngoài cửa hàng; nhưng giá trị của nó khá đắt tiền, và bạn cảm thấy đắn đo? Giờ so sánh được và mất thử xem: bạn cần chiếc áo ấy, hay bạn cần một chuyến đi chơi; không lo nghĩ vào tháng sau, hoặc mua được một món đồ khác thiết thực hơn?

Chi tiêu đúng, đừng bị dắt mũi bởi cú lừa “hàng giảm giá”

Các công ty lớn luôn có những mánh khóe marketing cực “hiểm” để khiến khách hàng chi tiêu; nhiều hơn cho những thứ mà bản thân không thực sự cần. Ví dụ điển hình chính là các đợt sale, giảm giá mà giá lại không thực sự giảm.

Chi tiêu đúng, đừng bị dắt mũi bởi cú lừa "hàng giảm giá"

Dĩ nhiên là vẫn có những deal thật sự hời, vì doanh nghiệp hiện đang muốn kích cầu mua sắm. Nhưng trước khi xuống tiền, hãy tự so sánh chất lượng, giá gốc… để đưa ra quyết định cuối cùng.

Đi shopping một mình

Khi đi chung với bạn bè, bạn có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, đây là một quy tắc rất thú vị. Đơn giản là vì cả hai đi chung thường sẽ vui, mà tâm trạng vui; sẽ khiến bạn vung tay quá trán, vậy thôi.

quy tắc

Giải quyết câu chuyện này thì rất đơn giản: đừng rủ bạn bè đi trung tâm mua sắm. Hơn nữa, đằng nào thì chúng ta cũng cần hạn chế tụ tập để phòng ngừa rủi ro lây nhiễm Covid-19; nên bí kíp này cũng rất hợp lý, phải không?

Nguồn: Kenh14.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.