Ngôi nhà cổ 300 tuổi, trải qua 13 đời con cháu tại Hà Nội

Ngôi nhà cổ 300 tuổi, trải qua 13 đời con cháu tại Hà Nội

Người ta đến với Hà Nội sẽ không bao giờ quên việc nhìn ngắm ngôi nhà cổ 300 tuổi. Nơi đây đã trải qua 13 đời con cháu sinh sống. Dù đã được xây dựng lâu đời nhưng ngôi nhà này vẫn bảo tồn được nguyên vẹn. Đặc biệt là lối kiến trúc cổ xưa của làng quê Việt Nam. Trong số những ngôi nhà cổ thì ngôi nhà 300 tuổi này có niên đại lâu đời nhất hiện nay.

Giá trị của ngôi nhà rất dễ nhận thấy từ đường nét thiết kế, xây dựng đến những chi tiết được sử dụng trong nhà. Từ trong ra ngoài, ngôi nhà mang vẻ cổ xưa hiếm có. Đặc biệt, mọi người nơi đây xem ngôi nhà cổ này là ngôi đình thứ 2 của làng. Hãy cùng nhìn ngắm tác phẩm vượt thời gian này ở bài viết dưới đây nhé!

Vị trí của ngôi nhà cổ

Cách Hà Nội 40 km về phía Tây, cạnh QL32, Làng Cổ Đường Lâm. Đây là ngôi làng đầu tiên ở Việt Nam được trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Nơi đây hiện vẫn còn lưu giữ khoảng 956 ngôi nhà cổ truyền thống.

Nhờ nằm ở vị trí “địa linh nhân kiệt” nên những ngôi nhà cổ ở đây được nhiều đại gia săn đón. Tuy nhiên phần lớn chủ nhân nhà cổ đều không có ý định chuyển nhượng vì ý nghĩa truyền thống. Hơn thế nữa, đó còn là cả gia phong của dòng họ.

Ngôi nhà cổ 300 tuổi

Giới thiệu về ngôi nhà cổ 300 tuổi

Ngôi nhà cổ nhất hiện nay

Một trong những căn nhà có lối kiến trúc cổ kính nhất ở Đường Lâm thuộc sở hữu của ông Hà Hữu Thể (xóm Xui, thôn Mông Phụ, Đường Lâm, Hà Nội). Căn nhà đã trải qua hơn 300 năm tuổi với 13 đời con cháu sống tại đây. Ngôi nhà này được xem là biểu tượng cổ kính còn sót lại của làng cổ này.

Trong lịch sử có ghi lại, ngôi nhà được xây dựng từ thời vua Lê. Đây được coi là một sản phẩm kiến trúc của thế kỷ XVI. Tính cho đến nay, đây là nơi ở, sinh hoạt của 13 đời cha truyền con nối.

Các phong tục, tập quán vẫn được giữ nguyên vẹn

Nhà cổ của ông Hà Hữu Thể có tổng diện tích khoảng 400 m2. Trong đó có cả nhà chính và phần đất đai, sân vườn. Những chi tiết của căn nhà gần như vẫn giữ nguyên vẹn từ lối kiến trúc đến vật liệu xây dựng của người xưa để lại như: Khung gỗ, ngói đỏ, vách đất, nền đá nung,…

Bố cục của ngôi nhà

Bố cục kiến trúc trong khuôn viên là hình thức liên kết giữa nhà chính và nhà phụ. Thông thường, khuôn viên sẽ được kết cấu theo kiểu chữ Nhất, chữ Nhị, chữ Đinh và chữ Môn. Ngôi nhà chính được xem là hạng mục lớn nhất. Bởi đây là nơi cư trú của gia đình, nơi thờ cúng tổ tiên…

Theo đó, nhà chính gồm 7 gian 2 dĩ, nhìn theo hướng Tây Nam. Phần mái nhà được lợp ngói ri, nền lát gạch nung, tường đá ong còn rui và mè làm từ gỗ. Các cấu kiện được gắn kết theo lối cổ truyền. Hoàn toàn dùng mộng mà không cần đến chiếc đinh sắt nào cho phần gắn kết.

Gian chính vừa là nơi thờ cúng vừa là nơi tiếp khách. Cửa bức bàn truyền thống với 6 cánh chính. Các cánh được lắp giữa các cột đan xen, cánh cửa có thể tháo rời. Phần phía ngoài hiên có 8 cột, mỗi cột cao khoảng 1,7m chạy ngang từ đầu nhà đến cuối nhà.

Ngôi nhà cổ thu hút khách du lịch

Từ khi được công nhận là làng cổ đây còn trở thành địa điểm tham quan, tiếp đón nhiều du khách trong và ngoài nước. Mỗi chi tiết nhỏ của căn nhà đều gợi nhớ về khung cảnh đặc trưng chỉ có ở làng quê Việt Nam xưa. Chính sự mộc mạc, nguyên bản và cổ kính này đã tạo ra giá trị “vô giá” cho căn nhà. Đây cũng là những chi tiết khiến cho du khách nước ngoài vô cùng thích thú.

Không gian căn nhà vẫn còn lưu giữ nét xưa

Theo ông Hà Hữu Thể, chủ nhân hiện tại của căn nhà chia sẻ: “13 thế hệ đã sinh ra và lớn lên ở đây, cùng nhau sống trong một ngôi nhà của tổ tiên để lại. Tập quán sinh hoạt, nề nếp gia phong được lưu giữ từ đời này qua đời khác. Bản thân tôi cùng như nhiều chủ nhà cổ ở Đường Lâm không bao giờ nghĩ tới việc sẽ giao nó cho người chủ nhân khác”.

Nguồn: Eva.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.