Xếp hạng 5 quốc gia có lượng khí thải CO2 ra môi trường nhiều nhất

Xếp hạng 5 quốc gia có lượng khí thải CO2 ra môi trường nhiều nhất
Nhật Bản đã từng kiểu như Trung Quốc của thời hiện đại, cố gắng phát triển công nghiệp bằng mọi giá và có phần quên đi bảo vệ môi trường. Những khí thải và chất độc hại thải ra môi trường đã giết chết hàng trăm ngàn người Nhật. Phải đến thập niên 70 của thế kỉ 20 quốc gia này mới có những biện pháp nhất định đầu tiên để cắt giảm lượng khí thải.
Nhật Bản đã cố gắng thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch bằng công nghệ năng lượng hạt nhân. Tuy vậy thảm họa Fukushima năm 2011 lại dẫn đến việc toàn bộ dây truyền năng lượng hạt nhân của Nhật Bản phải đóng cửa; dẫn đến việc dùng lại nhiều hơn các nhiên liệu hóa thạch.
nhat-ban-1237-trieu-tan-co2-mot-nam

Nga (1617 triệu tấn CO2 một năm)

Nếu như bạn mong muốn có một dẫn chứng về mức độ ô nhiễm ở Nga, hãy đến thăm thị trấn Karabash. Nơi sinh sống của 13 ngàn người “gan dạ nhất”. Dòng sông ở đây có màu cam của kim loại, hồ đã chết và chuyển màu. Năm 1996 chính phủ Nga đã ban hành thảm họa môi trường đối với khu vực này.
Tất nhiên không phải khu vực nào của Nga cũng tồi tệ như thế. Tuy nhiên tình hình cũng không mấy khả quan. Thủ đô Moscow của Nga ghi lại và xác nhận sự ô nhiễm kỉ lục trong năm 2010, bằng một loạt đám mây khí độc. Tình hình cắt giảm rừng tự nhiên ở khu vực Siberia vẫn đang gia tăng một cách chóng mặt.
Những hình ảnh môi trường độc hại không khó để bắt gặp ở Nga

Ấn Độ (2274 triệu tấn CO2 một năm)

Ấn Độ là đất nước sở hữu 5 thành phố thuộc top đầu toàn cầu về ô nhiễm. Mỗi năm ước tính có 1,2 triệu người Ấn Độ chết vì ô nhiễm không khí. Dù đã cam kết cắt giảm lượng khí thải; nhưng đấy vẫn sẽ là một con đường dài đối với chính phủ Ấn Độ. Lí do là bởi người dân của họ vẫn sống ở mức nghèo khổ, phụ thuộc vào quá là nhiều nhiên liệu hóa thạch không bảo đảm.
Ấn Độ (2274 triệu tấn CO2 một năm)

Mỹ (5414 triệu tấn CO2 một năm)

Theo một vài liệu của hiệp hội bệnh phổi Mỹ, một nửa dân số nước này đang sống trong vùng không khí ô nhiễm. Tức là khoảng 166 triệu người Mỹ đang sống trong sự đe dọa của ung thư; bệnh tim; bệnh hen suyễn. Mỹ vẫn luôn là một trong những quốc gia tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch cao nhất trên toàn cầu. Nền công nghiệp của nước này cũng luôn là số một trong quá trình xả thải ra môi trường. Để có được vị thế số một toàn cầu thì chính phủ Mỹ đã phải hi sinh nhiều thứ; trong số đó là bầu không khí trong lành.
my-5414-trieu-tan-co2-mot-nam

Trung Quốc (10 357 triệu tấn CO2 một năm)

Đây có lẽ là một kết quả không khiến ai bất ngờ. Nếu việc thải ra khí thải độc hại là một môn thể thao, Trung Quốc chắc chắn sẽ giành huy chương vàng trong mọi hạng mục. Chúng ta đã quá thân thuộc với những ngôi làng ung thư; những dòng sông đổi màu chất thải của Trung Quốc.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bầu không khí của quốc gia này cũng độc hại như không khí khi ta hút thuốc vậy. Trung Quốc đã tham gia vào hiệp ước Paris cam kết cắt giảm lượng khí thải. Tuy nhiên thống kê đã cho rằng tình hình ở đây ngày càng tệ hơn theo thời gian.
trung-quoc-10-357-trieu-tan-co2-mot-nam

Những quốc gia mà LFI giới thiệu dù ít hay nhiều đều đang cố gắng cắt giảm lượng khí thải ra môi trường. Nhân loại nên có những hành động kịp thời để bảo vệ Trái Đất khỏi sự ô nhiễm.

Nguồn: Toplist.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.