Tỷ suất lợi nhuận đầu tư của quỹ Pyn đạt 30,66% sau 6 năm
Trong năm 2020 mặc cho những tác động tồi tệ của Covid 19; đây lại là năm vô cùng khởi sắc đối với nhiều nhà đầu tư. Tiêu biểu là quỹ ngoại đến từ Phần Lan – Pyn Elite Fund đã đạt được kết đầu tư tốt nhất kể từ khi bắt đầu vào Việt Nam năm 2014. Tính đếnnhững cuối năm 2020, ngày 30/12/2020, tỷ suất lợi nhuận đầu tư của quỹ Pyn đã đạt con số “kỷ lục” là 30,66%.
Quĩ ngoại từ Phần Lan có tên Pyn Elite Fund được đánh giá là có bức tranh đầu tư tương đối sáng sủa trong trong năm qua. Có được kết quả này là do việc quĩ Pyn Elite Fund đã nắm giữ tỉ trọng lớn cổ phiếu của nhiều ngân hàng lớn nhỏ (1/3 danh mục). Với sóng tăng giá của các mã ngân hàng trong năm 2020 đã giúp cho Pyn có thành quả trên. Thông tin chi tiết đến bạn đọc về Pyn Elite Fund sẽ có trong bài viết này.
Kết quả đầu tư của Pyn năm 2020
Với kết quả trên, quỹ ngoại này nằm trong nhóm quỹ đóng có hiệu suất hàng đầu trên thị trong năm 2020. Mức hiệu suất này cũng gấp đôi so với tỷ lệ tăng trưởng gần 15% của VN-Index.
Trong năm 2016, 2017, tỷ suất lợi nhuận đầu tư của Pyn cũng thấp hơn đáng kể so với năm nay, đạt lần lượt 17,77% và 21,21%. Kể từ khi hoạt động vào ngày 1/2/1999, tỷ suất lợi nhuận đầu tư bình quân hàng năm của quỹ Pyn đạt 18,1%.
Kết quả đầu tư của Pyn đang tốt hơn so với quỹ có quy mô hàng đầu thị trường do Dragon Capital quản lý – Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL). Tính đến ngày 24/12/2020, tỷ suất lợi nhuận đầu tư của quỹ VEIL đạt 19,23%.
Về quy mô, giá trị tài sản ròng trên chứng chỉ quỹ (NAV/ccq) của Pyn; tính đến 30/12/2020 là 382,935 Euro, cao nhất kể từ khi gia nhập thị trường chứng khoán Việt Nam.
Về danh mục đầu tư của Pyn; quỹ ngoại này đang phân bổ tỷ trọng lớn nhất vào cổ phiếu ngân hàng. Cổ phiếu CTG của VietinBank chiếm tỉ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư của quỹ với 10,6%. Top10 mã chứng khoán có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục còn có VEA, HDB, TPB, POW, VHM, MBB, VFM VNDiamond ETF, ACV và NLG.
Sau một năm đầu tư hiệu quả; người quản lý danh mục đầu tư của Pyn – ông Petri Deryng; đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn hấp dẫn với mức định giá hiện tại trong vài năm tới. Dự phóng P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021 là 13,9 lần; thấp hơn hàng loạt thị trường trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan.
Một số quỹ đầu tư khác
“Cá mập” lớn nhất trên thị trường là Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL); cũng thành công với việc nắm giữ tỉ trọng lớn cổ phiếu ngân hàng. Trong 10 tháng, tỉ suất lợi nhuận của quĩ tỉ đô do Dragon Capital quản lí đạt 2,7%. Nhờ đợt tăng giá mạnh trong tháng 11 của TTCK Việt Nam; hiệu suất quĩ tăng lên 11,09% tính đến 19/11.
Giá trị tài sản ròng của quĩ VEIL tính đến ngày 19/11 đạt 1,629 tỉ USD. Đây là qui mô lớn nhất của quĩ ngoại này trong 3 năm trở lại đây. Về danh mục, MWG của Thế Giới Di Động tiếp tục dẫn đầu với tỉ trọng 9,97%; theo sau là ACB (9,71%), HPG (9,62%) và VCB (8,29%).
Tại nhóm quĩ có qui mô vừa và nhỏ; AFC Vietnam Fund khởi sắc nhất với hiệu quất 5,9% sau 10 tháng. JPMorgan Vietnam Opportunities vừa hòa vốn với tỉ suất lợi nhuận 0,4%. Vietnam Holding có kết quả đầu tư tồi tệ hơn khi hiệu suất vẫn âm 4%.
Với trường hợp của Matthews Emerging Asia Fund; quĩ ngoại này dường như sẽ nuối tiếc khi phân bổ tỉ trọng 17,5% vào cổ phiếu Việt Nam. Khi các quĩ đầu tư đồng loạt ghi nhận tăng trưởng NAV hai con số; Matthews Emerging Asia Fund ngậm ngùi với tỉ suất lợi nhuận âm 17,8% sau 10 tháng đầu tư.
Nguồn: Vietnambiz.vn