Trẻ trộm tiền – 3 cách xử lý thông minh giúp trẻ từ bỏ thói quen xấu

Trẻ trộm tiền – 3 cách xử lý thông minh giúp trẻ từ bỏ thói quen xấu

Ăn cắp vặt và nói dối là những thói quen vô cùng xấu; nếu bạn không rèn luyện cho trẻ từ sớm sẽ trở thành một thói quen; sau này lớn lên trẻ rất khó bỏ. Nếu trong trường hợp bạn bắt gặp trẻ trộm tiền, vậy bạn sẽ xử lý thế nào?

Dù biết rằng đó là những tính xấu không tốt, nhưng khi bắt gặp trẻ có hành động xấu; bạn cần có phương pháp xử lý thông minh, tránh làm tổn thương trẻ; nhưng cũng cần răn đe nhất định để các bé biết rằng đó là hành động sai; không nên lặp lại. Bởi vì các bé còn rất nhỏ; chưa nhận thức rõ được hành vi trộm cắp là những hành vi vi phạm vào quy tắc đạo đức; là hành động vô cùng xấu. Bản năng lấy trộm đồ; trộm tiền chỉ bột phát từ bản năng do bé thích và do cách bố mẹ để đồ để tiền quá bất cẩn. Vì thế đây phải đánh giá lỗi từ 2 phía; bạn không nên có hành động như đánh đập, chửi mắng, xúc phạm tới trẻ. Cần phải giảng giải, cho bé thấy hành động đó hoàn toàn là sai trái; là không đúng đạo đức và pháp luật. Nếu bạn chưa biết cách xử lý thế nào hiệu quả; hãy thử áp dụng các biện pháp dưới đây sẽ hiệu quả trong việc giáo dục trẻ.

Giúp trẻ bỏ thói quen trộm tiền

Trẻ dưới 7 tuổi

Bạn thường lo lắng việc trẻ nói dối sẽ ảnh hưởng xấu đến tương lai của chúng. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng đó là hành vi phát triển bình thường ở trẻ nhỏ. Trẻ dưới 3 tuổi thậm chí không hiểu khái niệm trừu tượng về nói dối.

Trong độ tuổi 3-7, trẻ bắt đầu hiểu nói dối là gì; nhưng vẫn dễ nhầm lẫn giữa thật và giả. Chúng có thể kể những câu chuyện phức tạp, không có trong thực tế; nhưng vẫn một mực khẳng định nói thật, vì tin những điều vừa nói là thật.

Bỏ thói quen trẻ trộm tiền

Trẻ độ tuổi này chưa coi trộm cắp là hành vi phạm tội. Hiểu một cách đơn giản, chúng biết tiền có thể đổi được thứ mong muốn; và tiền có trong ví của bố mẹ; chứ không ý thức được việc mình đang làm là vi phạm đạo đức. Vẻ mặt tức giận của bạn cùng những câu hỏi nghiêm khắc; về khoản tiền bị mất có thể khiến trẻ sợ hãi; và phủ nhận việc đã làm. Bạn cho rằng trẻ đang nói dối và càng tức giận hơn.

Với những đứa trẻ này, bạn nên làm ngược lại; tức là cho thấy bạn không cáu giận hay trách phạt. Khi đó, trẻ sẽ dễ dàng thú nhận hơn. Khi có mặt trẻ; hãy tự hỏi chính mình thật to “Mình đã để tiền vào trong ví và không có chuyện gì xảy ra; đến khi rời phòng. Không biết chuyện gì đã xảy ra nhỉ?”. Khi đó, trẻ có thể sẽ đưa cho bạn số tiền đã lấy một cách rất thoải mái; giống như trả lại đồ chơi vậy.

Trẻ lớn hơn

Mặc dù trẻ 8-12 tuổi đã hiểu rõ ăn cắp và nói dối là sai trái; chúng vẫn có thể vi phạm. Với trẻ trong độ tuổi này, ăn cắp giống như một bài kiểm tra giữa ranh giới đạo đức; với các thử nghiệm xã hội mới mẻ, khiến trẻ tò mò. Việc này cũng có thể xảy ra khi bạn bè của trẻ có đồ chơi; dụng cụ mới và bạn từ chối đáp ứng kèm lời giải thích không thỏa đáng. Khi đó, trẻ sẽ tự giải quyết bằng cách ăn trộm tiền.

Giúp trẻ bỏ thói quen trộm tiền

Trường hợp này, trước hết bạn cần hiểu và theo sát để hiểu nhu cầu, vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Sau đó, bạn nên chia sẻ với trẻ rằng ăn cắp và nói dối khiến người khác bị tổn thương, ảnh hưởng tiêu cực khi trẻ lớn lên. Trẻ có thể chưa suy nghĩ thấu đáo về tác động của hành vi nên việc giáo dục là cách hiệu quả để định hình quan điểm cho trẻ từ sớm.

Ngoài ra, trong cuộc nói chuyện, bạn cần tìm được nguyên nhân, động cơ khiến trẻ lấy tiền và nói dối. Có thể chính bạn cũng có lỗi trong chuyện này khi chưa đáp ứng, giải thích khéo léo cho trẻ, hoặc trẻ chỉ muốn gây sự chú ý với bạn… Sau đó, bạn cần yêu cầu trẻ trả lại tiền hoặc lấy lại món đồ chơi yêu thích của trẻ có giá trị tương đương số tiền bị mất. Dù theo cách nào, bạn luôn cần đưa ra một hình phạt hoặc sự trao đổi để trẻ không tái phạm.

Khi nào bạn nên lo lắng?

Nếu trẻ ăn trộm tiền và nói dối liên tục, thay vì nhìn từ góc độ khoa học hay giáo dục, bạn nên xem chuyện gì khác đang xảy ra. Liệu trẻ có thiếu nợ bạn bè, lỡ làm hỏng một vật có giá trị và phải đền hay đang bị bắt nạt tại trường học? Nếu nguyên nhân thuộc về khía cạnh tâm lý và tính cách, thậm chí trẻ không hối hận vì những gì đã làm, bạn nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ tâm lý để được giúp đỡ.

Nguồn: Vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.