Tránh 5 câu nói dễ làm cho trẻ mất tự tin trong cuộc sống

Tránh 5 câu nói dễ làm cho trẻ mất tự tin trong cuộc sống
Grown up rebuking a little child for bad behavior

Làm thế nào để không khiến cho trẻ mất tự tin vào bản thân? Cách giáo dục của bố mẹ ảnh hưởng rất nhiều; lên sự hình thành tính cách cho trẻ sau này. Tất nhiên là bậc phụ huynh ai cũng đều muốn con mình có sự phát triển toàn diện về kỹ năng xã hội; trẻ sống khỏe mạnh, tự tin, bạo dạn, hòa đồng khi ra ngoài xã hội. Tuy nhiên đôi khi chính cách dạy dỗ, những câu nói thường ngày; đã kìm hãm sự năng động, tự tin của các bé; khiến cho các bé trở nên sống khép kín, ít hòa đồng hơn với bạn bè.

Người ta nói “trẻ con như tờ giấy trắng” điều này hoàn toàn không sai chút nút. Khí còn bé, trẻ chưa biết nhiều, cách cha mẹ “uốn nắn” hàng ngày như thế nào thì sau này đứa trẻ sẽ lớn lên như vậy. Khi chúng ta truyền năng lượng tích cực, bé cũng tiếp thu những năng lượng tích cực; và giúp trẻ lớn lên với lòng tự tin vào bản thân và tin vào cuộc sống. Bé sẽ mạnh mẽ, phân đấu vươn lên và tỏa sáng.

Dưới đây là 5 câu nói cần tránh với  bới nó dễ tác động vào tâm lý non nớt của trẻ con và khiến bé mất tự tin vào bản thân.

5 điều khiến trẻ mất tự tin

Con lại mắc sai lầm

Việc con liên tục mắc sai lầm có thể khiến bố mẹ thất vọng. “Con lại mắc sai lầm” là câu cằn nhằn quen thuộc của phụ huynh; nhưng nó ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Các bé sẽ hiểu rằng việc mắc sai lầm là chuyện đáng xấu hổ; đáng bị ghét bỏ. Từ đó, các em không dám thể hiện ý kiến; hoặc hành động của mình vì sợ làm sai; bị trách phạt trong khi ngược lại sai lầm là cách giúp trẻ học hỏi và thành công.

Khi con mắc sai lầm, bố mẹ nên chỉ ra điểm sai, khuyến khích con thử lại; hoặc cùng con thảo luận về biện pháp giải quyết. Nếu con lặp lại sai lầm; bạn có thể áp dụng các biện pháp kỷ luật cứng rắn.

Để bố mẹ làm thay con

Những hành động quan tâm quá mức của bố mẹ vô tình khiến trẻ mất tự tin, trở nên ỷ lại, nhút nhát. Bởi nếu không được tự thử sức mình, thất bại và nỗ lực làm lại, trẻ không biết giới hạn và khả năng của mình, từ đó thiếu tự tin về bản thân.

5 điều khiến trẻ mất tự tin

Khi trẻ đứng trước khó khăn hoặc thách thức, bố mẹ nên kiên nhẫn đợi con thử sức mình. Nếu quá khó, bạn có thể giúp bằng cách cho lời khuyên, lời gợi ý nhưng không nên làm thay.

Ví dụ trong việc làm bài tập về nhà, phụ huynh không nên làm hộ con bài khó mà hãy khuyến khích con suy nghĩ. Khi không thể suy nghĩ được, bạn có thể gợi ý cách giải và yêu cầu con tự làm lại theo cách hiểu của mình hoặc ghi chú lại để hỏi giáo viên.

Việc này quá dễ dàng

Khi bạn yêu cầu làm việc bất kỳ như tập đi xe đạp, tập bơi, nhưng trẻ không thành thạo, đừng nói rằng việc này quá dễ dàng. Câu nói này có thể đánh vào lòng tự trọng, ám chỉ rằng các bé thiếu kỹ năng, không thể làm được những việc đơn giản nhất. Nó sẽ khiến trẻ nhụt chí, lay chuyển quyết tâm hoàn thành mục tiêu và luôn e ngại trước thử thách.

5 điều khiến trẻ mất tự tin

Mỗi đứa trẻ có cách tiếp thu khác nhau cho những vấn đề khác nhau. Ví dụ, trẻ yêu khoa học có thể dễ dàng tiếp thu bài giảng môn Toán, Lý, Hóa, nhưng khó khăn khi học Văn. Vì vậy, bố mẹ nên kiên nhẫn hướng dẫn con cái.

Khi trẻ đạt thành tích, hãy khen ngợi sự cố gắng, nỗ lực để khuyến khích các em nỗ lực hơn. Những lời khen còn giúp trẻ nhận ra năng lực của bản thân và tự tin vào chúng.

Sao con không giống các bạn?

So sánh luôn khiến trẻ tự ti về bản thân. Nhiều em sẽ nảy sinh cảm giác ghen tị với bạn bè khi liên tục bị cho là lép vế hơn hoặc tức giận với cha mẹ. Các bé cũng sẽ tự nghi ngờ về năng lực của bản thân và cố ganh đua để vượt qua bạn bè.

Mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh, yếu khác nhau nên phụ huynh không nên so sánh. Thay vào đó, bạn hãy tìm ra điểm mạnh, yếu của con để khắc phục hoặc phát huy. Hãy dành thời gian so sánh con với bạn bè để giúp các bé trở nên tốt hơn.

Con không làm gì nên hồn

Phủ nhận khả năng đồng nghĩa với việc khuyến khích trẻ bỏ cuộc trước khi bắt đầu. Những đứa trẻ bị cha mẹ nói như vậy thường suy nghĩ rằng “không việc gì phải cố gắng vì có cố cũng không thể làm nên trò trống gì”. Cách tư duy này bào mòn sự tự tin của trẻ, biến các em thành người lười biếng, nhút nhát.

Khi trẻ thất bại, phụ huynh hãy khuyến khích con thử lại. Nếu các bé quá áp lực trước mục đích thành công, bạn đừng ép buộc con tiếp tục, hãy phân tán sự chú ý của con sang các hoạt động khác để trẻ thư giãn. Cuối cùng, hãy luôn nhắc trẻ nhớ rằng trẻ có tiềm năng vô hạn để vượt qua khó khăn, chỉ cần tin vào bản thân.

Nguồn: Vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.