Nhịp sống mới với mô hình nông thôn mới tại huyện Đan Phượng – Hà Nội

Nhịp sống mới với mô hình nông thôn mới tại huyện Đan Phượng – Hà Nội

Đan Phượng là huyện có diện tích nhỏ nhất của Hà Nội, nằm ở phía Tây Bắc của trung tâm thành phố Hà Nội, tại khoảng giữa của trục đường quốc lộ 32 (trung tâm Hà Nội-TX. Sơn Tây). Huyện Đan Phượng có hệ thống sông Hồng và sông Đáy chảy qua. Trước kia nó chính là ngã ba sông (sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ) nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa, chiều cao trung bình là 6-8m.

Trong những năm qua, với lợi thế là một huyện ven đô huyện Đan Phượng đã không ngừng tận dụng, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh này cho phát triển kinh tế-xã hội. Với quyết định được phê duyệt, xây dựng thành quận năm 2020-2025, huyện Đan Phượng đang cố gắng tiếp tục chỉ đạo triển khai kế hoạch, lộ trình thực hiện các tiêu chí chưa đạt để phấn đấu đưa huyện phát triển lên quận theo đúng dự kiến.

Huyện Đan Phượng

Nhịp sống mới với mô hình nông thôn mới tại huyện Đan Phượng – Hà Nội

Triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao, cả 4 xã của huyện Đan Phượng đều tập trung lãnh đạo, vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng, cơ chế chính sách của trung ương và thành phố để có bước đi phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội địa phương cũng đã tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, hưởng ứng phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, làm tốt công tác giám sát thực hiện các chương trình, dự án, góp phần thực hiện có hiệu quả các tiêu chí về nông thôn mới nâng cao theo quy định.

Kết quả, đến nay, diện mạo nông thôn các xã của huyện Đan Phượng đều khang trang; đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa; đời sống người dân được cải thiện nhiều so với kết quả xây dựng nông thôn mới trước đây.

Huyện Đan Phượng

Chuyển đổi canh tác hiệu quả

Tại xã Thượng Mỗ, toàn xã có 256ha đất nông nghiệp; địa phương đã chuyển đổi sang trồng bưởi tôm vàng 143ha. Nhờ chuyển đổi hiệu quả, người dân đẩy mạnh phát triển kinh doanh, dịch vụ; đến hết năm 2020, thu nhập bình quân đạt 61,85 triệu đồng/người; cao hơn 1,2 lần so với bình quân thu nhập đầu người khu vực nông thôn của thành phố.

Tại xã Liên Hồng, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; đến nay, 91% người dân đã tham gia bảo hiểm y tế; 100% thôn, làng đạt danh hiệu văn hóa; 80% lao động có việc làm qua đào tạo.

Với xã Thọ Xuân, từ năm 2016 đến nay; xã đã đầu tư, cải tạo, nâng cấp được 8 công trình giao thông; chiều dài 7km, nâng tổng số đường giao thông của xã được cứng hóa hơn 54km; xã có 3 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia; trong đó, Trường Tiểu học Thọ Xuân đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Riêng với xã Hạ Mỗ, trong 5 năm qua; xã đã huy động được 124 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới; trong đó, nhân dân đã đóng góp, xã hội hóa được gần 13 tỷ đồng…

Huyện Đan Phượng

4 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Phát biểu kết luận hội nghị đánh giá; chấm điểm xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tại 4 xã: Thượng Mỗ, Liên Hồng, Hạ Mỗ và Thọ Xuân; Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn cho biết; căn cứ vào hướng dẫn đánh giá, chấm điểm xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của thành phố Hà Nội; 3 xã: Thượng Mỗ, Liên Hồng và Thọ Xuân đã đủ điều kiện trình UBND thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn năm 2020.

Riêng với xã Hạ Mỗ; Đoàn thẩm định thành phố yêu cầu địa phương hoàn thiện hồ sơ; để xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trong thời gian tiếp theo.

Như vậy, với kết quả đạt được, tính lũy kế đến nay, huyện Đan Phượng có 12/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Nguồn: Nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.