Người dân sống khu bị phong tỏa chào mừng năm mới như thế nào?

Người dân sống khu bị phong tỏa chào mừng năm mới như thế nào?
“Tôi và chồng đều làm công nhân cả, mà giờ khu này bị phong tỏa nên phải xin nghỉ việc tạm thời. Không biết hết dịch công ty cho làm nữa không đây. Tôi cũng chưa kịp chuẩn bị gì, toàn bộ tiền lương mỗi tháng để trong thẻ ngân hàng mà giờ không đi rút tiền được. Tôi bây giờ vừa sợ mình và chồng con bị nhiễm bệnh; vừa lo không biết lấy tiền ở đâu để sinh hoạt. Chừng nào tất cả các ca F1, F2 âm tính hết thì chúng tôi mới được ra ngoài”, chị Thắm đang sống ở khu bị phong tỏa tâm sự.
Năm 2020 trôi qua, ai cũng muốn ngắm nhìn những giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Mặc dù trên thế giới vẫn đang “đắm chìm” trong dịch bệnh thì Việt Nam lại hân hoan đón năm mới. Nhiều điểm bắn pháo hoa được tổ chức ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Mọi người đổ xô về các tụ điểm đó để tìm cho mình vị trí ngắm pháo hoa lung linh nhất. Nhưng cũng vì ý thức của một số cá nhân mà vùng đất yên bình này đang phải sống trong cô lập!
buôn bán đình trệ

Trước giờ nơi đây bình yên lắm…

Anh Đỗ Hoàng N. (36 tuổi), sống gần khu bị phong tỏa cho biết đã xin chính quyền để được làm xét nghiệm cho mình và vợ con. Trong thời gian chờ đợi kết quả, anh tự ở nhà cách ly.
“Tôi không biết mặt mũi của nam thanh niên đó, cũng không biết anh ta có qua nhà tôi không, đã đi những đâu trong cái xóm này. Tôi lo nhất là con của tôi, nó mới 2 tuổi”, anh N. lo lắng.
Trước đó, anh N. và một số người dân ở đây đã nghe thông tin về bệnh nhân 1440. Bà Cao Thị Hồng Thắm (48 tuổi), bán rau đối diện khu trọ bị cách ly chia sẻ: “Trước giờ khu này bình yên lắm, từ đầu năm bị dịch khắp nơi nhưng khu này ổn. Mới một đêm ngủ tới sáng dậy thấy rào chắn, dây phong tỏa vầy là sốc luôn. Bây giờ hoàn cảnh thế này thì mình phải chịu thôi”.

Buôn bán đình trệ

Việc buôn bán đình trệ nhưng bà Thắm không lo lắng bằng việc nam thanh niên bị nhiễm bệnh đã đi đâu, có đến nhà bà không. Thỉnh thoảng bà lại ra cổng nhìn sang khu phong tỏa. “Mấy đêm nay tôi ngủ không được, giấc ngủ cứ chập chờn”, bà Thắm cho biết.
Với những người lớn tuổi, nỗi lo lắng vì dịch bệnh còn lớn hơn. Bà Nguyễn Thị Ngọc D. (59 tuổi) cho biết bà có cảm giác như “tai họa trên trời rơi xuống’. Bà D. cũng đã làm xét nghiệm. Nhà bà D. mở quán nước, hằng ngày người ra vào mua bán rất đông nên bà càng lo lắng hơn.
Bà D. vừa kể vừa nhìn sang khu phong tỏa ngay cạnh nhà mình: “Tôi có chứng cao huyết áp, viêm xoang, viêm họng. Giờ không biết mình có bệnh hay không. Mấy ngày nay tôi cứ hồi hộp, không biết có tiếp xúc với cậu thanh niên đấy chưa, có lây bệnh hay không. Tôi phải chờ đến ngày mai có kết quả xét nghiệm mới có thể yên tâm được”.
Người dân sống khu bị phong tỏa chào mừng năm mới như thế nào?

“Thôi đừng nói đến Tết gì xa xôi”

Những người buôn bán ở khu vực này còn lo chuyện mất Tết, nếu dịch bệnh còn kéo dài. Cuộc sống của họ bị ảnh hưởng suốt cả năm, họ không muốn cái Tết này lại tiếp tục thiếu thốn.
Bà Trương Thị Cúc (60 tuổi), buôn bán cách khu vực phong tỏa không xa chia sẻ: “Tôi đang buôn bán được giờ tự dưng thành ra ế ẩm không biết đến bao giờ. Mà không riêng gì tôi, những người buôn bán ở đây, trong chợ cũng thế. Người ta bắt đầu hạn chế ra đường, hạn chế đi chợ rồi thì bán kiểu gì nữa”.
Bà Cúc cho biết gia đình bà đông người, nhiều cháu nhỏ đang đi học, nếu chẳng may bùng dịch, phải ở nhà tự cách ly hết thì bà không biết xoay sở ra sao để kiếm tiền nuôi mấy miệng ăn.

Tết năm nay ra sao?

Khi được hỏi bà định lo Tết năm nay ra sao, bà Cúc liền xua tay: “Thôi đừng nói đến Tết gì xa xôi, bây giờ trước mắt lo ngày ba bữa cơm cho mấy miệng ăn này đã lo xuể chưa, nếu dịch còn thế này. Một ngày mà không đi làm thì lấy cái gì ăn đây. Chỉ mong sao cuộc sống sớm trở lại bình thường cho dân đỡ khổ”.
Cũng như bà Cúc, bà Nguyễn Thị Ngọc D. (59 tuổi) đã dừng việc buôn bán. Thu nhập chắc chắn bị ảnh hưởng, nhưng bà chấp nhận để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Bà D. chỉ vào số hoa quả mới mua về để bán, thở dài: “Tôi bán quán nước; rồi ngày rằm thì mua hoa, quả về bán cho người ta cúng. Mới nhập bưởi, hoa cúc hôm qua mà giờ kiểu này coi như bỏ luôn; bán gì nữa. Trước đó tôi bán một ngày lời 200.000 – 300.000 đồng, cũng đủ lo cho gia đình mà giờ thì thôi. Tôi đã đóng cửa quán từ hôm qua rồi”.
Người dân sống khu bị phong tỏa chào mừng năm mới như thế nào?
Bà D. luôn đeo khẩu trang và luôn nhắc nhở con cháu trong nhà rửa tay sát khuẩn. Bà đóng cửa quán là để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Bà tâm sự: “Khi có tin phong tỏa là tôi đóng cửa suốt; không ra khỏi nhà, gia đình tôi cũng vậy. Trước tiên mình lo bản thân mình; sau để bảo vệ cộng đồng; vì chẳng ai biết mình có bệnh hay không”.
Trao đổi qua điện thoại; chị Nguyễn Thị Hồng Thắm (35 tuổi) đang bị phong tỏa trong khu trọ cho biết; chị chưa chuẩn bị kịp gì.
Nguồn: Thanhnien.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.