Mã chứng khoán OCB chính thức được lên sàn HoSE
Đúng vào ngày cuối năm 2020, 29/12, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM gọi tắt là HOSE đã chính thức chấp thuận hồ sơ niêm yết của Ngân hàng OCB. Mã chứng khoán của ngân hàng này là OCB. Theo thông tin từ HoSE cho biết thêm; số lượng cổ phiếu niêm yết của ngân hàng là hơn 1 tỷ cổ phiếu niêm yết; nó được tính tương ứng với vốn điều lệ là 10.959 tỷ đồng.
Có thể thấy rằng sự kiện niêm yết trên sàn chứng khoán; là một bước đột phá lớn đối với cổ phiếu của OCB. Điều này sẽ là điều kiện cho các nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch tại sàn giao dịch chứng khoán tập trung một cách dễ dàng; với mục đích tăng tính thanh khoản. Cùng với đó, việc này cũng sẽ là cách giúp các nhà đầu tư trong việc tiếp cận thông tin về tổ chức niêm yết một cách đầy đủ và nhanh nhất.
Mã chứng khoán OCB chính thức được lên sàn HoSE
Trong năm 2020, OCB đã tạo dấu ấn trên thị trường tài chính; với thương vụ phát hành cổ phiếu tăng vốn cho đối tác chiến lược nước ngoài Aoroza Bank. Ngân hàng đến từ Nhật Bản này đã đầu tư khoảng 160 triệu USD; để sở hữu 15% vốn cổ phần của OCB. Đây là một trong những thương vụ được bình chọn lọt Top 10 thương vụ M&A tiêu biểu của năm 2020.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa cho biết đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán và cấp mã chứng khoán OCB cho Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).
Trước đó, OCB đã đăng ký niêm yết gần 1,1 tỷ cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE). Tổng giá trị chứng khoán đăng ký là hơn 10.959 tỷ đồng theo mệnh giá. VSD nhận lưu ký số cổ phiếu đăng ký trên kể từ ngày 29/12.
Kế hoạch niêm yết được thông qua bởi ĐHĐCĐ
Kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên HOSE đã được cổ đông ngân hàng thông qua trong ĐHĐCĐ thường niên hồi cuối tháng 6.
Vào đầu tháng 7, OCB cho biết đã phát hành thành công 86,68 triệu cổ phần (tương đương 11% vốn điều lệ của ngân hàng tại thời điểm phát hành), cho Ngân hàng Aozora Bank (Nhật Bản) theo thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai bên.
Sau giao dịch trên, Tổng công ty Bến Thành không còn là cổ đông lớn của OCB; khi tỉ lệ sở hữu giảm từ 5,51% xuống 4,96% mặc dù vẫn nắm giữ 43,5 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, Aozora Bank trở thành cổ đông lớn duy nhất của ngân hàng.
Về kết quả hoạt động kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của OCB đạt 2.511 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến 30/9, tổng tài sản của ngân hàng đạt 132.874 tỷ đồng, tăng 12,4% so với thời điểm cuối năm ngoái. Trong đó, số dư cho vay khách hàng đạt 79.178 tỷ đồng, tăng 11,3%. Số dư tiền gửi khách hàng đạt 77.287 tỷ đồng, tăng 11,7%. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay ở mức 2,14%.
Thông tin mới nhất
Thêm một thông tin nữa; tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s mới đây đã thông báo về việc xếp hạng tín nhiệm của các ngân hàng Việt Nam. Trong đó, Moody’s đã nâng triển vọng về tiền gửi ngoại tệ dài hạn của VIB, VPBank, OCB và TPBank từ “tiêu cực” lên “ổn định”.
Cụ thể, đối với 4 ngân hàng này; Moody’s cho biết có thể nâng xếp hạng tiền gửi dài hạn; xếp hạng nhà phát hành nếu xếp hạng tín dụng cơ bản (BCA) được cải thiện; thể hiện qua các chỉ số sức mạnh tín dụng nội tại. Tuy nhiên, Moody’s cũng có thể hạ xếp hạng các ngân hàng này; nếu các chỉ số tài chính cơ bản của xấu đi đáng kể.
Nguồn: Vietnambiz.vn