Khám phá tinh túy ẩm thực Singapore qua các món ăn truyền thống

Khám phá tinh túy ẩm thực Singapore qua các món ăn truyền thống

Là một quốc gia tồn tại sự giao thoa của nhiều nền văn hóa; tại Singapore điều đó không chỉ thể hiện qua kiến trúc hiện đại của phương Tây; nhưng đồng thời lại vừa mang nét đẹp phương Đông; mà nét đặc biệt ấy còn được thể hiện vẻ đẹp tinh tế của ẩm thực.

Có thể nói rằng, ẩm thực chính là sự phản chiếu tinh tế nhất cho sự đa dạng ấy; từ các món ăn Ấn Độ vốn đậm đà hương vị, cho đến thực đơn Trung Hoa giàu chất. Hãy cùng bài viết khám phá 5 món ăn đặc trưng cho nền ẩm thực Singapore nhé.

Laksa

Laksa hay còn được gọi là Cà Ri Laksa là món ăn truyền thống của người Peranakan; là những người Hoa định cư dọc eo biển Malacca. Món ăn là sự hòa quyện của sợi mỳ vàng dai dai cùng các loại hải sản; như tôm và mực ống trong nước cà ri cốt dừa cay cay béo ngậy; kết hợp cùng đậu phụ chiên cùng giá đỗ; tạo nên một món ăn đậm đà hương vi quyến rũ đến lạ lùng. Không chỉ là món ăn truyền thống trong các cuộc sum họp gia đình; Laksa còn là món ăn không thể thiếu trong thực đơn của du khách khi đến Singapore.

Khám phá tinh túy ẩm thực Singapore qua các món ăn truyền thống

Cơm gà Hải Nam

Là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của ẩm thực Singapore; Cơm gà Hải Nam được yêu thích bởi hương vị thuần Á đầy hấp dẫn. Có xuất xứ từ Trung Quốc; Cơm gà Hải Nam được chế biến dựa theo một món ăn khác cũng của Hải Nam; là món gà Văn Xương. Cái tên “cơm gà Hải Nam” được gọi theo nguồn gốc Hải Nam của nó; và theo quá trình phổ biến nó trong cộng đồng Hoa kiều người Hải Nam ở khu vực Đông Nam Á.

Phiên bản cơm gà Hải Nam ở Singapore thật ra là một sự kết hợp giữa các yếu tố của ẩm thực Hải Nam; ẩm thực Quảng Đông và các yếu tố của nền ẩm thực bản địa Đông Nam Á. Còn gì thích thú hơn khi được thưởng thức một miếng gà mềm ngọt; kèm một miếng cơm gạo thơm dẻo thấm đẫm nước dùng gà; và phảng phất hương gừng đặc trưng, sau đó húp một thìa canh nóng; hay ăn thứ đồ chua giòn sận sật nhỉ?

Khám phá tinh túy ẩm thực Singapore qua các món ăn truyền thống

Bak Kut Teh

Bak Kut Teh hay chính xác hơn là Trà Xương Sườn hay Trà Xương Bak Kut Teh, không chỉ là một vị thuốc bổ mà còn có hương vị thơm ngon nên rất phổ biến và được ưa chuộng ở Singapore. Tuy vậy, đây thực chất lại là một món canh, trong đó sườn heo được hầm trong nhiều giờ cùng nước sốt có tỏi, hành, tiêu với một chút bí quyết nêm các loại thảo mộc và gia vị khác như đinh hương, quế, mùi.

Khám phá tinh túy ẩm thực Singapore qua các món ăn truyền thống

Tất cả thành phần hoà quyện một cách hài hoà với nhau, làm nên món súp có hương vị thơm dịu, ngọt thanh mà vẫn rất đậm đà. Món ăn này cũng có thể ăn kèm với cơm trắng hoặc bún, quẩy và rau xanh, thường được dùng làm bữa sáng hoặc tối.

Tương truyền, một người ăn xin đói khổ tới một tiệm mì thịt heo để xin đồ ăn. Lúc ấy, chủ quán tuy cũng rất khó khăn và thiếu thốn nhưng vẫn động lòng thương cảm. Ông lấy một vài mảnh xương heo còn sót lại ninh lên, nêm vào đó các loại gia vị bình dân mà ông dùng như hồi hương, hạt tiêu để tăng thêm hương vị và tạo cho món ăn có màu như nước trà.

Kể từ đó, trà xương sườn ra đời và trở thành món ăn rất phổ biến trong tầng lớp lao động nghèo khó ở Singapore. Bởi được chế biến từ những nguyên liệu rẻ tiền nhưng nó lại có nguồn dinh dưỡng và năng lượng dồi dào đủ để cung cấp cho họ trong cả một ngày dài lao động mệt nhọc.

Nasi Lemak

Nasi Lemak là món ăn điểm tâm vào buổi sáng không thể thiếu của cộng đồng người Hoa và Ấn tại Singapore. Nasi lemak gồm cơm trắng được nấu cùng với nước cốt dừa và lá dứa, khi thưởng thức, chúng ta sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon, béo ngậy, hấp dẫn mọi giác quan, dễ dàng gây nghiện cho những ai lần đầu thưởng thức.

Nasi Lemak

Cơm giữ được mùi vị thơm ngon và ăn đúng điệu nhất khi được gói trên lớp lá chuối xanh. Trong món Nasi lemak, những thực phẩm không thể thiếu là: đậu phộng rang muối giòn tan, cá khô, thịt nai khô, tương ớt, dưa chuột và trứng luộc.

Bánh cà rốt

Trái với tên gọi, món bánh mặn này không được làm cà rốt mà nguyên liệu chính là bột gạo và củ cải trắng, một số người còn gọi củ này là cà rốt trắng. Hỗn hợp bột sẽ được hấp lên, sau đó cắt thành những khối vuông rồi chiên với tỏi, trứng và củ cải muối (“chai poh” – xá bấu).Còn được biết đến với cái tên “chai tow kway” trong tiếng Triều Châu, những chiếc bánh bột gạo chiên mịn màng và mềm mại này có bán tại hầu hết các khu ăn uống bình dân.

Nguồn: Elle.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.