Dịch vụ ăn uống tại Nhật điêu đứng vì dịch – Các chủ quán phải làm gì?

Dịch vụ ăn uống tại Nhật điêu đứng vì dịch – Các chủ quán phải làm gì?

Dịch vụ ăn uống tại Nhật điêu đứng vì dịch. Với các yêu cầu giãn cách khắt khe; các nhà hàng đều rơi vào tình trạng “vườn không nhà trống”. Kéo theo đó nhiều hậu quả nặng nề cho các ông chủ. Họ vẫn phải đối mặt với vô vàn các chi phí khác nhau. Nào là chi phí thuê mặt bằng, thiết bị, chi phí vận hành; chưa kể đến tiền lương tiền công cho nhân viên. Ngành dịch vụ  ăn uống ảnh hưởng kéo theo đó nhiều ngành khác cũng bị liên lụy. Từ đơn vụ cung cấp thiết bị nhà hàng, nhà bếp; đến những nhà cung cấp nguyên liệu. Họ chẳng phải là một quy trình khép kín sao? Một nhân tố trong đó tác động thì những cái khác cũng bị ảnh hưởng theo.

Đã có nhiều giải pháp được chính phủ Nhật đưa ra nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Nhưng những hậu quả của nó là vô cùng lớn. Các ông chủ phải “gồng mình” lên chống chịu cơn “đại nộ” này. Nhà cung cấp thì hàng tồn kho nhiều, cửa hàng thì không có khách đến ăn. May thay hoạt động giao hàng cũng phần nào làm giảm bớt hậu quả cho các chủ nhà hàng.

nhà hàng nhật

Hàng tồn kho chất đầy nhà hàng

Nhà kho của một đại lý thiết bị nhà bếp cũ ở Yokohama những ngày này đang chất đầy hàng. Rất nhiều tủ lạnh, máy làm đá, lò nướng và bếp đã qua sử dụng. Các nhân viên tại đây liên tục phải thu dọn, tân trang lại các thiết bị và đồ nội thất nhà bếp trước khi bán lại ra thị trường.

Ông Takahito Tooyama – Giám đốc bộ phận bán hàng công ty Tenpos Busters cho biết: “Chúng tôi đang mua thêm nhiều thiết bị, dụng cụ nhà bếp hơn, vì vậy các trung tâm bảo trì trên toàn quốc đang hoạt động hết công suất để vệ sinh và sửa chữa chúng”.

Theo ông Tooyama, số lượng thiết bị mà họ mua được từ các nhà hàng phải đóng cửa đã cao gấp hơn 2 lần so với năm 2019.

“Trong những năm bình thường, kho hàng của chúng tôi chẳng bao giờ đầy tràn sản phẩm như thế này. Nhưng mọi thứ đã thay đổi khi ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhà hàng phải đóng cửa do đại dịch COVID-19”, ông Takahito Tooyama nói.

nhà hàng nhật

Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh

Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh vẫn tiếp tục khó khăn do các biện pháp giãn cách xã hội, các chuyên gia khuyến cáo, giới chủ nhà hàng nên tính đến chuyện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.

“Cho đến nay, các chủ nhà hàng chủ yếu vẫn hoạt động ở các khu kinh doanh hoặc khu vực gần ga tàu điện ngầm. Nhưng số lượng người đi làm tại công sở đang dần sụt giảm do chính sách làm việc từ xa. Nếu vậy, một lựa chọn cho các chủ nhà hàng là mở cơ sở kinh doanh tại vùng ngoại ô”, ông Shogo Maruyama – nhà phân tích kinh doanh tại Teikoku Databank nói.

Hiện các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản nhằm giúp doanh nghiệp tránh phá sản đã cho thấy hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, nhưng chưa tác động nhiều đến ngành dịch vụ ăn uống.

Các chuyên gia lo ngại, nếu tình hình này không sớm được cải thiện, số doanh nghiệp và người lao động phải đối mặt với rủi ro sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Nguồn: Vtv.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.