Cò đất “Thổi giá” gây náo loạn khu vực đất vùng quê

Cò đất “Thổi giá” gây náo loạn khu vực đất vùng quê

Hiện nay, hơn hàng trăm công ty bất động sản lớn, nhỏ trên thị trường đang hoạt động. Nghề môi giới bất động sản hay chúng ta vấn thường gọi là “cò” trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Người người, nhà nhà đua nhau đi làm “cò đất”. Dẫn đến có những cạnh tranh không lành mạnh trong trong việc mua bán các bất động sản. Đặc biệt là những khu vực đất vùng quê hiện nay.

Năm 2020 được gọi là năm khó khăn không chỉ thị trường bất động sản mà còn các ngành nghề khác. Đồng thời vấn đề pháp lý cũng được xem là không ổn định. Do đó, những “ông lớn” đã đổ về các khu vực đất vùng quê để tìm săn đất và những cơ hội đầu tư. Nắm bắt được cơ hội đó, nhiều “cò” đứng ra tranh giành khách, lừa đảo, bán lụi, kê giá cao…

Xây nhà, mua xe nhờ “cò”

Ở khu vực TP Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), giới kinh doanh nhà đất hầu hết đều biết Thủy. Cô là một phụ nữ nhanh nhẹn, tháo vát trong công việc. Trước đây, phụ chồng bán đồ gỗ trang trí nhưng gần 1 năm nay, Thủy chuyển sang làm “cò” đất và rất đắt khách. Mỗi tháng các giao dịch bất động sản của cô lên đến cả tỉ đồng.

"cò đất" ngành nghề hot nhất hiện nay

Mới tháng trước, Thủy môi giới bán được quả đồi 13,5 ha ở huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) với giá 25 tỉ đồng. Vì thế, cô đã trích 400 triệu đồng tiền hoa hồng bán đất để mua chiếc ôtô. Đây cũng trở thành phương tiện nhằm tiện việc chở khách đi xem đất.

“Hoa hồng cả năm thì em không nhớ là bao nhiêu nhưng công việc này cho em thu nhập khá hơn rất nhiều so với trước. Đồng thời, từ khi chuyển sang công việc này, em ũng không phải phụ thuộc vào ai. Cứ khách kêu là em có mặt dẫn đi” – Thủy bộc bạch.

Làn sóng đầu tư khu vực đất vùng quê

Làn sóng nhà đầu tư đổ xô về khu vực đất vùng quê để tìm mua đất ngày càng nhiều. Điều này dấy lên việc xuất hiện ngày càng nhiều “cò” đất làm ăn chụp giựt, thậm chí lừa đảo.

Thủy cho biết mình làm “được” hơn những cò khác là nhờ biết tìm đúng chủ đất. Các giấy tờ, sổ sách đàng hoàng và bán đúng giá chủ đưa ra, chứ không “kê”. Khi tìm được khách thì để chủ và khách tự thương lượng với nhau. Thủy chỉ là người ăn hoa hồng. Sau đó, chị hỗ trợ khách làm thủ tục sang tên, công chứng. Nhờ vào việc làm ăn uy tín nên nhiều người đã mua đất xong đã chủ động ký gửi để Thủy bán lại. Vì thế, một mảnh đất có khi Thủy ăn hoa hồng 2-3 lần trong một tháng là chuyện bình thường.

Khu vực đất vùng quê đang được ưa chuộng

Trong khi đó, anh Dũng – Biên Hòa, Đồng Nai – trong một lần ngồi cà phê với nhóm bạn, thấy mấy người khách đang tìm mua đất gần hồ, gần suối để làm nhà vườn. Nên chợt nhớ người bà con đang muốn bán miếng đất gần sông. Là người nhanh trí, Dũng mạnh dạn đến bắt chuyện và giới thiệu về mảnh đất của người quen. Lần đó, Dũng may mắn môi giới thành công mảnh đất 4 sào (4.000 m2) với giá 3,2 tỉ đồng và nhận được hoa hồng 2%. Số tiền khoảng hơn 60 triệu đồng. 

Nhờ chịu khó săn tìm đất và làm ăn uy tín, không kê giá, năm 2020 Dũng môi giới thành công hơn 13 mảnh đất vườn. Số hoa hồng anh thu được gần 500 triệu đồng.

Đủ chiêu kê giá, bán lụi

Khi thấy một số người phất lên nhờ làm “cò” đất, nhiều người khác cũng đua nhau làm cò. Vì không có kiến thức hay kinh nghiệm về môi giới bất động sản, dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh. Các hành động diành khách, kê giá, bán lụi, thậm chí lừa đảo xuất nhiện ngày càng nhiều. Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản có kinh nghiệm bán đất nền cho biết có nhiều trường hợp giao dịch xong một mảnh đất thì cả người mua và người bán đều thiệt hại. Nguyên nhân là do “cò” kê giá quá cao, lại còn ăn hoa hồng 2 “đầu”.

Ông Trần Thanh Hải (nhà ở quận Gò Vấp, TP HCM) kể mấy tháng trước, ông có mua một mảnh đất mặt tiền đường nhưng giáp bờ suối thuộc huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai với giá 2,1 tỉ đồng. Khi làm thủ tục công chứng và giao tiền mới biết “cò” ép giá chủ đất giảm từ 2 tỉ đồng còn 1,8 tỉ đồng. Chỉ với lý do là đại dịch khó khăn. Như vậy, tiền chênh lệch cò được hưởng lên tới 300 triệu đồng, chưa tính tiền hoa hồng.

Trường hợp của “cò” Trinh ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk thì lại khác. Dù biết đất không có giấy tờ nhưng Trinh vẫn thường xuyên đưa các thông tin như đất cạnh hồ, vị trí đẹp, giá rẻ… để câu khách. Nhiều khách ở xa, khi xem đất thấy vừa ý nên đồng ý mua mới biết đó là đất rừng. Không có ai chứng nhận dẫn tới tiền mất tật mang. Mặc dù khiếu kiện nhưng vẫn không ai đứng ra giải quyết.

Nguồn: Cafeland.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.