Cần thiết phải có phương án nhập khẩu thịt bình ổn thị trường dịp Tết

Cần thiết phải có phương án nhập khẩu thịt bình ổn thị trường dịp Tết

Nhu cầu mua sắm tết đặc biệt đối với các loại thịt tăng đột biến. Mặc dù dịch tả lợn Châu Phi đã được kiểm soát nhưng nguồn cung trong nước vẫn chưa trở lại mức bình ổn như trước. Giá thịt lợn vẫn rất cao vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Phương án nhập khẩu thịt lợn đã được tính đến để phục vụ đầy đủ cho Tết Tân Sửu 2021.

Nếu như bạn hay đi siêu thị cũng không còn xa lạ gì với những gian hàng đông lạnh; ở đó hiện nay cũng đã ngập tràn thịt lợn, thịt gà đông lạnh với giá thấp hơn giá thịt lơn trong nước. Tuy nhiên, loại thịt này vẫn chưa có lượng tiêu thụ lớn; bởi người dân vẫn có thói quen ăn thịt lợn tươi nhiều hơn. Tết 2021 sắp đến, để đảm bảo nguồn thịt cho người dân thì chắc chắn người dân phải chuyển sang ăn thịt đông lạnh. Về chất lượng thì các nguồn thịt nhập khẩu đều được đảm bảo tất cả các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như quy trình xử lý nghiêm ngặt.

nhập khẩu thịt bình ổn thị trường dịp Tết

Cần thiết phải có phương án nhập khẩu thịt bình ổn thị trường dịp Tết

Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi, đánh giá nguồn cung; nhu cầu hàng hoá để chủ động có phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung – cầu; không để xảy ra tình trạng thiếu hàng; gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán hoặc trong trường hợp dịch bệnh bùng phát.

Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh; thành phố hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất; phân phối hàng thiết yếu phục vụ Tết với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi; dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường dịp trước, trong và sau Tết.

Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đôn đốc các doanh nghiệp phân phối thực phẩm trên địa bàn phối hợp với các doanh nghiệp chăn nuôi tập trung; có phương án bảo đảm nguồn cung cấp lợn thịt cho thị trường; trong trường hợp cần thiết; cần có phương án nhập khẩu các mặt hàng thịt gia súc từ nước ngoài để bình ổn thị trường.

Đối với các đơn vị sản xuất cần chủ động có kế hoạch sản xuất; cung ứng hàng hóa phục vụ Tết; hạn chế tối đa việc dừng sản xuất trong dịp gần Tết gây tâm lý bất ổn cho thị trường. Đối với các đơn vị có hoạt động kinh doanh thương mại; Bộ Công Thương đề nghị phối hợp với các đơn vị cung cấp hàng thực phẩm chăn nuôi; chủ động nguồn hàng dự trữ với giá hợp lý.

nhập khẩu thịt bình ổn thị trường dịp Tết

So sánh các con số với Tết 2020

Bộ Công Thương cũng đề nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo ngành Thú y tạo điều kiện cho các sản phẩm thịt lợn, lợn thịt an toàn lưu thông qua các địa phương để bảo đảm nguồn cung thịt lợn cho các vùng, miền nhằm hạn chế tình trạng tăng giá cục bộ gây bất ổn thị trường.

Bên cạnh đó; các địa phương định hướng cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn; tăng cường việc đưa ra các sản phẩm thịt lợn chế biến sẵn mới; (như thịt kho tàu, nhân bánh trưng, chân giò muối…) được chế biến từ thịt lợn đông lạnh nhập khẩu; nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu; thị hiếu của người dân và thay thế một phần nhu cầu sử dụng thịt nóng trên thị trường.

Theo Bộ NN&PTNT, hiện có 24 quốc gia được nhập khẩu thịt lợn chính ngạch vào Việt Nam gồm: Argentina, Úc, Bỉ, Áo, Brazil, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hungari, Ấn Độ, Irelen, Litva, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Niuzelan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Mỹ, Nga, Mexico.

Tại buổi làm việc giữa Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT mới đây, 2 Bộ dự báo nguồn cung thịt lợn các tháng cuối năm thiếu khoảng 200 nghìn tấn (tương đương mỗi tháng sẽ thiếu 70 nghìn tấn thịt hơi).

Nguồn: Vtv.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.