Bật mí 5 cách nhận diện tài năng bẩm sinh của trẻ em
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có những tính cách, cá tính; và tài năng bẩm sinh. Việc phát hiện sớm tài năng của trẻ sẽ giúp bạn bồi dưỡng, vun đắp giúp trẻ có thêm động lực; định hướng đúng đắn để phát triển tài năng cho trẻ.
Có nhiêu cách để bồi dưỡng tài năng, đam mê, sở thích của các bé. Tuy nhiên muốn phát hiện sớm tài năng của trẻ bạn cần có kỹ năng riêng. Cha mẹ và thầy cô là những người gần gũi với con nhiều nhất. Để phát hiện sớm những khả năng bẩm sinh của bé cũng như sở thích, đam mê của trẻ nhỏ; bạn nên chú ý tới những thói quen hàng ngày của trẻ. Đôi khi bạn có thể đưa ra những bài kiểm tra riêng; để test năng khiếu cho trẻ. Ngoài ra hiện nay có rất nhiều chương trình đặc biệt dành cho những trẻ có tài năng bẩm sinh; và kiểm tra IQ sớm của trẻ. Bạn có thể cho trẻ tham dự các chương trình đó để phát hiện sớm tài năng cho trẻ.
Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn có thể tự mình kiểm tra tài năng của trẻ nhỏ; mà bạn có thể áp dụng.
Không làm theo hướng dẫn
Trẻ có năng khiếu đặc biệt xuất sắc trong một số lĩnh vực cụ thể (trẻ tài năng/trẻ năng khiếu) thường có phương pháp học tập độc lập, có thể không hoàn thành yêu cầu hoặc bài tập của giáo viên nếu đã nắm rõ. Hoặc trước nhiệm vụ được giao, các em sẽ làm theo cách riêng hay chạy theo mối quan tâm cá nhân. Điều này có thể dẫn tới việc các em nhận điểm kém, bị giáo viên phê bình.
Trường hợp này, phụ huynh cần kết hợp với giáo viên và nhà trường để đánh giá đúng tài năng của trẻ, từ đó có cách giáo dục phù hợp.
Tương tác xã hội kém
Trẻ tài năng có thể khó kết bạn. Các em cảm thấy thoải mái hơn khi trò chuyện với những người lớn tuổi so với bạn bè đồng trang lứa. Điều này có thể dẫn tới hành vi chống đối xã hội, bắt nạt hoặc bị bắt nạt.
Do vậy, phụ huynh nên khuyến khích trẻ chơi với bạn bè đồng trang lứa bằng cách tìm đề tài chung để trò chuyện, giao lưu và cọ xát với môi trường bên ngoài. Trẻ tài năng tiếp thu nhanh nên phụ huynh có thể thảo luận về các trở ngại xã hội, động viên con sẽ không đơn độc.
Khó điều phối cảm xúc cá nhân
Đôi khi tài năng gắn liền với sự phát triển thiếu đồng bộ khi trưởng thành. Điều này đồng nghĩa trẻ có thể cực kỳ thông minh nhưng không thể giải quyết cảm xúc tiêu cực. Nhiều em dễ nổi nóng hoặc mắc chứng trầm cảm, gây căng thẳng cho gia đình và mọi người xung quanh.
Trẻ tài năng có thể tự tin thảo luận về các vấn đề phức tạp cùng người lớn nhưng không phải lúc nào cũng biết cách diễn giải hoặc xử lý thông tin, cảm xúc cá nhân. Các em vẫn là những đứa trẻ cần được dạy dỗ, uốn nắn để có thể điều tiết và làm chủ cảm xúc cá nhân.
Khiếm khuyết trong học tập
Ước tính 2-5% trẻ trong độ tuổi đi học có năng khiếu nhưng gặp trở ngại trong vấn đề học tập. Nhóm này thường được gọi là “khác thường gấp đôi” (2e). Trẻ có năng khiếu có thể mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD), chứng khó đọc.
Cha mẹ cần hiểu rằng khiếm khuyết trong học tập là sự khác biệt trong cách bộ não xử lý thông tin, hoàn toàn không ảnh hưởng tới tố chất thông minh của trẻ. Một đứa trẻ có thể có năng khiếu trong lĩnh vực này nhưng kém hơn ở lĩnh vực khác.
Ám ảnh về sự hoàn hảo
Trẻ năng khiếu được định hướng để trở thành người đạt thành tích cao trong cuộc sống. Tuy nhiên, mục tiêu này khiến trẻ mệt mỏi, gây mất thời gian, thậm chí gây hại cho sức khỏe.
Với trẻ nhỏ, phụ huynh không cần sửa lỗi ngữ pháp hay chính tả không quá quan trọng. Ở trẻ lớn hơn, hãy giúp con lập mục tiêu, làm dự án để cùng nhau tận hưởng quá trình học tập thay vì chăm chăm vào mục tiêu đạt thành tích.
Năng khiếu là thuật ngữ của người lớn, không phải mục tiêu của trẻ. Thay vì sử dụng từ “năng khiếu” như động lực, tiêu chuẩn thành tích của con tại trường, phụ huynh hãy chú ý đến vấn đề sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
Nguồn: Vnexpress.net