7+ văn hóa ứng xử mà người Việt Nam nào cũng cần phải có

7+ văn hóa ứng xử mà người Việt Nam nào cũng cần phải có

Với bối cảnh phát triển vượt bậc của nền kinh tế như hiện nay, chúng ta dường như trở nên bận rộn hơn. Và hầu như không có nhiều thời gian cho những việc bên lề. Và từ bao giờ thuật ngữ “văn hóa ứng xử” lại trở nên xa lạ đối với cộng đồng. Thậm chí là những người tri thức đôi khi cũng không biết cách ứng xử sao cho đúng; lắm lúc tôi còn cho rằng họ là những đứa trẻ mãi chưa lớn về nhận thức.

Cho tới hôm nay, sự xuất hiện của những hiện tượng tiêu cực trong văn hóa ứng xử đã và đang trở thành nỗi lo sợ của toàn xã hội. Để sớm khắc phục, chúng ta cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội nhằm củng cố; xây dựng; phát triển môi trường văn hóa một cách lành mạnh. Và văn hóa ứng xử là vấn đề quan trọng nhất hiện nay. Bài viết hôm nay, LFI muốn giới thiệu với các bạn 7 văn hóa ứng xử mà người Việt Nam cần nên có. Góp phần mang lại cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

Bảo vệ môi trường xung quanh

Việc bảo vệ môi trường chung xanh, sạch, đẹp dường như đã bị phần đông người lãng quên mất. Họ chỉ bảo vệ cho bản thân mọi người mà quên mất rằng họ cũng sống và bị tác động bởi môi trường ấy. Nhiều người đi đường vẫn có thói quen khạc nhổ nước bọt; hay vứt rác bừa bãi ra đường… gây ô nhiễm môi trường xung quanh; làm mất thẩm mỹ của môi trường. Mỗi người chúng ta cần vứt rác đúng nơi quy định; không khạc nhổ bừa bãi tránh làm ảnh hưởng đến người khác.
khong-xa-rac-bua-bai

Văn hóa ứng xử trên xe buýt

Xe buýt là phương tiện phổ biến ở Hà Nội cũng như TP.HCM; và là phương tiện di chuyển chủ yếu của những bạn học sinh, học viên, của những cô, bác lớn tuổi. Văn hóa xe buýt được ghi lên bảng nội quy khi đi xe. Tuy vậy, vẫn có những cá nhân chưa có cách ứng xử thích hợp. Họ vẫn còn chen lấn xô đẩy mỗi khi lên xuống xe. Họ không tự động nhường ghế cho những người lớn tuổi; hay họ nói chuyện cười đùa, làm ồn trên xe buýt… Tất cả đều là những hình ảnh, những hành động xử sự rất xấu của một bộ phận giới trẻ. Họ cần thay đổi để đạt được cách xử sự phù hợp, để lại hình ảnh đẹp trong mắt những người khác.
Xay-dung-van-hoa-ung-xu-dep

Luôn đúng hẹn

Đa phần người nước ta còn mắc một căn bệnh khá phổ biến, đấy là “giờ cao su”. Khi được hẹn 8h có mặt, thì thường là 8h15, 8h30 họ mới đến. Đó là một thói quen rất xấu mà chúng ta cần sửa. Trong những buổi tiệc, việc phải mong đợi ai đó trễ hẹn quả thực là cảm xúc rất tồi tệ. Điều này cũng giống như người đến trễ sẽ khiến những người khác cảm nhận thấy không thoải mái. Và chắc chắn sẽ không có một lời mời nào mời người đó đến tham gia những bữa tiệc sau nữa. Không những trong những cuộc họp, hay việc quan trọng, mà chúng ta cũng cần phải đến đúng giờ trong những bữa tiệc, dù là tiệc nhỏ.

Chấp hành luật an toàn giao thông

Một trong những yếu tố còn hiện hữu ở đất nước ta là vấn đề chấp hành luật giao thông của mỗi cá nhân dân. Phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, không xi nhan khi rẽ phải. Đây đều là những lỗi người tham gia giao thông thường mắc phải. Không chỉ có giới trẻ mà ngay cả những bác lớn tuổi thỉnh thoảng cũng phạm phải những lỗi trên. Nó là lý do khiến tai nạn giao thông và số người chết, bị thương nghiêm trọng đang ngày càng gia tăng. Chúng ta cần chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để bảo vệ an toàn tính mạng cho cả bạn và những người xung quanh.

Văn hóa xếp hàng khi đi xem phim, siêu thị

Không phải là phần lớnnhưng vẫn có nhiều trường hợp chen lấn, xô đẩy, không chịu xếp hàng khi đi siêu thị; xem phim, gây nên những tranh luận đáng tiếc. Đặc biệt nó khiến những người xung quanh cảm thấy khó chịu. Một trong những quy tắc ứng xử trước tiên để giữ gìn trật tự chung là bạn phải cần phải tuân thủ việc xếp hàng. Người đến trước xếp trước, bạn đến sau đứng sau. Phải có thứ tự để đảm bảo độ công bằng chung cho bạn và những người xung quanh.

Chấp hành nội quy nơi công cộng

Người Việt Nam ta đang dần dần hình thành lối sống lành mạnh. Tuy nhiênđôi khi chúng ta vẫn phạm phải những lỗi căn bản trong nguyên tắc ứng xử; tham gia giao tiếp ở những nơi công cộng. Như trò chuyện to, gây ồn, gây mất trật tự, hút thuốc, vứt rác bừa bãi. Không những làm ảnh hưởng đến người khác mà cũng ảnh hưởng trực tiếp đến bạn. Chúng ta cần sống đúng mực hơn; chấp hành nghiêm chỉnh những quy tắc được đề ra ở nơi công cộng để bảo vệ môi trường chung cho mọi người.

Văn hóa ứng xử khi hỏi thăm đường

van-hoa-ung-xu-khi-hoi-tham-duong

Phần lớn chúng ta đều đeo khẩu trang khi ra ngoài đường để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình. Đấy là một việc làm rất tích cực. Tuy nhiên, khi trò chuyện hay khi hỏi thăm đường xá một ai đấy mà chúng ta vẫn đeo khẩu trang thì nó lại bị coi là bất lịch sự với người đối diện. Mỗi chúng ta hãy sống là những người lịch thiệp. Hãy bỏ khẩu trang ra khi nói chuyện hay khi hỏi thăm đường; và đừng bao giờ quên cảm ơn dù người bạn hỏi có biết hay không hề biết nơi bạn muốn đến nhé!

Trên là 7 văn hóa cư xử chúng ta nên có để trở thành những người Việt Nam văn minh, lịch thiệp. Hãy cùng mọi người trở thành những người có văn hóa xử sự thích hợp bạn nhé!

Nguồn: Toplist.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.