4 cách để phụ huynh lắng nghe chia sẻ của con trẻ tốt nhất

4 cách để phụ huynh lắng nghe chia sẻ của con trẻ tốt nhất

Lắng nghe chia sẻ của con tưởng đơn giản; nhưng với nhiều phụ huynh thì đây vẫn không phải là điều dễ dàng. Việc nghe ý kiến, tâm sự của trẻ nhỏ giúp hình thành mối liên kết gần gũi; giúp trẻ cởi mở tự tin nói lên suy nghĩ cũng như những tâm sự của con. Việc nghe tâm sự, ý kiến của con cái không chỉ việc tức thời; mà cả sau này khi trẻ lớn lên, các bé vẫn giữ thói quen thoải mái chia sẻ mọi chuyện; từ những sở thích, thói quen hay khó khăn, các vấn đề gặp  phải ngoài xã hội; cũng dễ dàng được chia sẻ nhiều hơn. Điều này đặc biệt tốt cho cả các bé; và cho cả phụ huynh trong việc giáo dục con.

Khi lắng  nghe con nói, bạn biết rằng con cần gì, và đưa ra định hướng đúng đắn cho trẻ. Việc nghe trẻ tâm sự chính là thể hiện đồng cảm của cha mẹ với các con; và đó chính là điểm tựa giúp trẻ trở nên tự tin hơn sau khi va vấp bên ngoài xã hội hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều cha mẹ vẫn gặp phải cản trở; giữ tâm lý là người trưởng thành là phụ huynh đưa ra áp đặt cho bé. Điều này dễ khiến trẻ trở nên xa cách; không gần gũi và cha mẹ và con cái khó tìm được tiếng nói chung. Vì thế nếu bạn đang gặp phiền muộn trong các vấn đề này; thì hãy áp dụng ngay những cách dưới đây để tìm được điểm tương đồng; và đồng điệu cảm xúc với các con.

Chia sẻ của con

Sẵn sàng lắng nghe

Nếu trẻ đang nói điều gì đó, hãy dừng việc bạn đang làm nếu có thể; chẳng hạn đóng laptop lại và chú ý đến những điều trẻ em đang cố diễn đạt. Tiến sĩ tâm lý học Tina Payne Bryson, đồng tác giả cuốn sách The Whole-Brain Child; giải thích hành động này thể hiện việc bạn có thời gian dành cho trẻ; và câu chuyện của chúng cũng quan trọng với bạn. Điều này không chỉ giúp trẻ cảm thấy được lắng nghe mà còn tạo thói quen tốt, lịch sự cho chính bạn khi nghe người khác nói bằng việc tập trung và để các thiết bị điện tử ra xa.

Lắng nghe chia sẻ của con

Tập trung

Trẻ em thường diễn đạt một cách lộn xộn, nếu không tập trung, bạn rất dễ không hiểu câu chuyện, cảm thấy bực bội vì không hiểu trẻ đang cố nói gì. Trong trường hợp mất tập trung hoặc không theo kịp những gì trẻ nói, bạn có thể đề nghị trẻ nhắc lại. Việc rèn sự tập trung cũng có lợi cho bạn trong các cuộc hội thoại khác.

Lắng nghe chia sẻ của con

Đặt câu hỏi

Khi đặt câu hỏi, trẻ sẽ thấy rằng bạn thật sự hiểu câu chuyện chứ không chỉ nghe rồi để đó. Ngoài ra, khi hỏi, bạn sẽ biết đứa trẻ đang mong đợi điều gì. Những câu hỏi cơ bản được các chuyên gia gợi ý, gồm: “Con có cần giúp đỡ không hay chỉ muốn chia sẻ?”, “Thầy cô/bạn bè làm vậy với một mình con hay cả những người khác?”, “Con có biết lý do tại sao không?”… Việc hỏi lại cũng giúp bạn xác nhận xem câu chuyện trẻ kể có thật không hay các em đang bịa ra để thu hút sự chú ý hoặc đòi hỏi một điều gì đó.

Nhiều trường hợp, bạn chỉ cần nói “Con đang buồn à?” hoặc “Con tức giận phải không?” để xác nhận tâm trạng của trẻ. Những đứa trẻ khi tìm đến người lớn đôi khi chỉ để bố mẹ biết chúng đang không vui. Bạn cũng có thể tận dụng các câu hỏi để xác nhận lại vấn đề một lần nữa xem đã hiểu đúng hay chưa.

Góp ý

Ngoài việc nghe trẻ nói bằng tai, bạn cũng cần quan sát thái độ, cách nói để điều chỉnh phù hợp. Chẳng hạn, vì quá tức giận, trẻ chửi bậy và dùng những từ ngữ không phù hợp khi nói về người lớn, bạn cần điều chỉnh và góp ý ngay song song với việc lắng nghe.

Lắng nghe để tìm ra cách giải quyết tốt nhất, không phải lúc nào cũng vào hùa với trẻ. Bạn cần giữ cái đầu lạnh, đóng vai trò là trọng tài trong những câu chuyện của trẻ để đưa ra những góp ý thông minh, tránh làm tổn thương hoặc để trẻ nghĩ mình lúc nào cũng đúng.

Nguồn: Vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.